Mái xếp lượn sóng không còn quá xa lạ gì đối với người tiêu dùng hiện nay. Chúng được ứng dụng cho nhà ở, sân vườn, sân thượng, trường học, mặt bằng kinh doanh,... Ngoài ra chúng còn được sử dụng cho những khu xưởng sản xuất rộng lớn. Vậy cấu tạo mái xếp lượn sóng này bao gồm những bộ phận nào? Và cách chúng hoạt động ra sao? Toàn bộ sẽ được bật mí trong bài viết sau đây.
Các bộ phận cấu tạo của mái xếp lượn sóng
Thiết bị này có cấu tạo cực kì đơn giản. Bao gồm 3 bộ phận chính là khung kèo, bạt xếp và hệ thống ròng rọc. Riêng hệ thống ròng rọc được kết hợp từ nhiều phụ kiện với nhau để giúp thiết bị hoạt động. Dưới đây sẽ là thông tin cấu tạo chi tiết của từng bộ phận.
1. Bộ phận khung kèo
Bộ phận đầu tiên cũng là bộ khung xương của toàn bộ thiết bị. Có công dụng tạo hình cũng như nâng đỡ để thiết bị có thể hoạt động.
Khung kèo được sản xuất từ kim loại và thiết kế với hình học chịu lực rất tốt. Loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất chính là sắt mạ kẽm chống rỉ sét. Bên ngoài được sơn thêm một lớp sơn chống nước bền bỉ, có thể chống lại sự ăn mòn từ mưa axit tại Việt Nam.
Điều quan trọng mà bộ phận khung kèo của mái xếp lượn sóng cần đạt chính là chất lượng. Bộ phận này phải đứng được và chịu được những tác động khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời.
>>> Tham khảo thêm: Quán cafe sân vườn và sự kết hợp cùng mái che xếp
2. Bộ phận bạt xếp che phủ
Bạt xếp là bộ phận không thể thiếu. Nếu thiếu đi bộ phận này thì bộ khung của bạn cũng chỉ là bộ khung và không có che nắng mưa được.
Những tấm bạt sẽ được cắt theo đúng kích thước cần thiết. Sau đó được đưa vào máy ép và máy may để tạo hình lượn sóng. Những nếp lượn sóng này sẽ giúp cho việc hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra nếp lượn sóng cũng giúp cho việc thoát nước diễn ra nhanh hơn.
Toàn bộ phần bạt xếp che phủ sau khi được tạo hình sẽ được chuyển đi xỏ cây cố định. Sau đó được bấm lỗ để có thể luồn dây kéo qua.
3. Bộ phận ròng rọc kéo
Hệ thống ròng rọc có công dụng giúp toàn bộ thiết bị mái xếp lượn sóng có thể hoạt động được. Đây là một hệ thống bao gồm ròng rọc, bánh xe, móc thép, hệ thống trục, dây kéo,... Toàn bộ được kết hợp với nhau tạo nên hệ thống kéo mái bạt xếp căng ra co vào.
Trên đây là những thông tin về cấu tạo của toàn bộ hệ thống mái xếp lượn sóng. Chúng ta cùng đến với cách thức hoạt động đơn giản của chúng nhé.
>>> Hãy tham khảo thêm thông tin về mái xếp di động trong bai viết. Trong đây chứa những thông tin cần thiết để bạn hiểu hơn về sản phẩm. Ngoài ra còn chứa các mẫu sản phẩm đẹp mắt nhất của thương hiệu Tân Tiến.
Cách hoạt động của mái xếp lượn sóng
Chúng ta có thể hiểu đơn giản cách thức hoạt động của mái xếp lượn sóng chính là nhờ lực kéo. Khi sử dụng, người tiêu dùng kéo dây kéo tạo nên lực kéo. Lực kéo truyền theo dây đến trục kéo và hệ thống ròng rọc. Điều này giúp tăng cao lực kéo và kéo mái bạt xếp căng ra và thực hiện công cụ che nắng mưa.
Toàn bộ thông tin bạn cần biết đều nằm trong bài viết này. Nếu bạn có những nhu cầu nào khác xin liên hệ với Tân Tiến để được giải đáp nhanh nhất. Và cấu tạo mái xếp lượn sóng có lẽ là một thông tin rất hữu ích dành cho bạn đấy.
>>> Tham khảo thêm về social Tân Tiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét